Thị trường bất động sản tại các thành phố mới bên trong thành phố đang ở điểm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng như các quốc gia phát triển, đây là yếu tố hấp dẫn không chỉ với nhà đầu tư trong nước mà còn cả các tập đoàn nước ngoài.
Những thành phố mới đang quy hoạch tại Việt Nam
Trong 10 năm trở lại đây, các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Băc Ninh, Hải Phòng phát triển với tốc độ chóng mặt với sự xuất hiện của hàng loạt nhiều khu vực tập trung đông dân cư và khu công nghiệp. Tuy vậy, tình trạng quá tải đô thị, tắc nghẽn giao thông, môi trường ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Mật độ dân số liên tiếp tăng cao và đổ dồn về nội đô nhưng cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu, diện tích cây xanh khan hiếm, chất lượng cuộc sống suy giảm… khiến cho làn sóng dịch chuyển về vùng ven gia tăng nhanh chóng thời gian qua, đặc biệt là ở những thành phố mới giàu tiềm năng tăng trưởng.
Những cái tên “chiếm sóng” trong thời gian qua tại khu vực phía Nam có thể kể đến như: Thành phố Thuận An và Thành phố Dĩ An (Bình Dương); Thành phố Thủ Đức (HCM). Còn tại phía Bắc, Thủy Nguyên (Hải Phòng) và Từ Sơn (Bắc Ninh) đang là những dịch chuyển tự nhiên của khu vực trung tâm về ngoại ô để giảm lưu lượng người vào các thành phố cũ.
Thực tế, xu hướng dịch chuyển dòng vốn về các thị trường vệ tinh đã hình thành từ trước và nay càng mạnh hơn nhờ hệ thống kết nối ngày càng được đầu tư đồng bộ, thu hẹp khoảng cách về mặt địa lý so với khu vực trung tâm. Thêm nữa, sự bùng nổ của những thành phố mới thời gian gần đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường bất động sản. Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản ở những “thành phố mới” đang ở điểm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng, đây là yếu tố hấp dẫn không chỉ với nhà đầu tư mà còn cả người có nhu cầu ở bởi mức giá vẫn còn rất thấp.
Đại đô thị tích hợp sẽ dẫn dắt thị trường
Mô hình “đô thị trong đô thị” hay “bất động sản tích hợp” là một xu hướng trong tương lai của thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam. Mô hình này đề cập đến các dự án quy mô tương đương một thành phố nhỏ, nơi tích hợp nhiều chức năng trong một dự án như nhà ở, thương mại, giáo dục, giải trí, và nhiều tiện ích khác. Mô hình các thành phố nhỏ để tập trung chuyên biệt cho các lĩnh vực và giảm thiểu thủ tục như thành phố Thủ Đức tập Trung về Kinh tế, thành phố Từ Sơn tập trung về công nghiệp, dịch chuyển dân cư Hà Nội
Với các chủ đầu tư, xu hướng “ly tâm” tìm đến những vùng đất mới là tất yếu khi quỹ đất trung tâm đã cạn kiệt, việc tìm kiếm quỹ đất đủ lớn để phát triển khu đô thị tích hợp ở trung tâm Hồ Chí Minh hay Hà Nội hiện nay gần như là bất khả thi. Hơn nữa, các khu vực mới thường có quy hoạch mở hơn, giúp các nhà phát triển linh hoạt trong việc quy hoạch và thiết kế, nhằm mang đến không gian sống tối ưu cho cư dân.
Chính vì thế, những năm gần đây chứng kiến số lượng các dự án “bất động sản tích hợp” đã tăng lên đáng kể tại các khu vực giáp ranh, thay vì tập trung tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM. Đơn cử, tại thị trường phía Bắc, khu vực phía Đông Bắc Hà Nội như Long Biên, Gia Lâm nổi lên với những đại đô thị Ecopark, Vinhome,… được quy hoạch hoành tráng, hiện đại. Giáp ranh Long Biên là Từ Sơn (Bắc Ninh) cũng tạo sức hút mạnh mẽ với đại đô thị VSIP – một dự án của liên doanh Việt Nam – Singapore.
Một trong những lý do chính thúc đẩy người mua nhà dịch chuyển về các thành phố vệ tinh hay “thành phố mới”, đó là mong muốn tìm kiếm môi trường sống, làm việc và vui chơi lành mạnh, bền vững và đầy đủ tiện ích thay vì chen chúc trong nội đô chật hẹp. Đặc biệt là trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, sự quan tâm của người dân về môi trường sống chất lượng ngày càng trở nên rõ nét hơn. Do đó, phân khúc này được dự báo sẽ dẫn dắt thị trường trong thời gian tới.
Centa City Bắc Ninh – Đại đô thị cửa ngõ Đông bắc Thủ Đô
Tọa lạc tại Từ Sơn (Bắc Ninh), cách trung tâm Hà Nội chỉ 12km và là mạch giao thoa của các mọi tuyến đường huyết mạch như: Cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên,… đại đô thị Centa City Bắc Ninh Vsip thừa hưởng toàn bộ lợi thế vị trí và xu hướng phát triển về phía Đông Bắc Thủ Đô, trở thành tâm điểm của xu hướng “bất động sản tích hợp”, hút dòng dịch chuyển an cư và đầu tư từ trung tâm Hà Nội đổ về.
Theo đó, đại đô thị VSIP được quy hoạch thông minh, bài bản, tích hợp đầy đủ các tiện ích phục vụ người dân như: Nhà ở, trường học – bệnh viện, thương mại – hỗn hợp, thể thao – giải trí,… Đi cùng với đó là hệ thống hạ tầng chuẩn mực, hiện đại và công viên, mảng xanh được chăm chút kỹ lưỡng.
Có thể thấy, hướng phát triển đô thị của VSIP Từ Sơn giống mô hình các dự án tầm cỡ như: Sun Group, Phú Mỹ Hưng, Vinhome, EcoPark,… đã phát triển ở trung tâm TP. HCM hay Hà Nội. Đây là minh chứng cho xu hướng dịch chuyển các đại đô thị ra ven đô.
Theo nhận định của các nhà phân tích, hầu hết các dự án “bất động sản tích hợp” trong tương lai sẽ được phát triển ở vùng ngoại ô, nơi quỹ đất còn tương đối dồi dào và khoảng cách đến trung tâm thành phố sẽ không còn là mối bận tâm lớn do sự phát triển cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông công cộng.